Tránh phát thải khí methane thông qua ủ hiếu khí phân vi sinh tại nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Vietstar

07-06-2021

 2,913 views

 2,913 views

Dự án nhà máy xử lý rác sinh hoạt Vietstar được đặt trong khu Liên hợp xử lý rác thải Tây Bắc, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Dự án được đầu tư xây dựng và vận hành bởi Công ty Cổ phần Vietstar, trực thuộc LEMNA, một tập đoàn Quốc tế thành lập năm 1983 chuyên về công nghệ xử lý nước thải và đầu tư vào các nhà máy chế biến rác sinh hoạt. Hoạt động dự án bao gồm việc phân loại rác, tái chế rác và sản xuất phân compost theo phương pháp nhiệt hiếu khí từ thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt ứng dụng công nghệ làm phân của LEMNA.

Hoạt động dự án bao gồm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn I đã hoàn thành và đi vào hoạt động tháng 12/2009 với công suất thiết kế là 600 tấn/ ngày (tương đương 216.000 tấn rác/năm) và giai đoạn 2 với công suất tối đa 1.200 tấn/ngày (tương đương 432.000 tấn/năm) vận hành từ tháng 11/2014 tạo ra sản lượng khoảng 52.000 tấn phân compost/năm. Lượng rác nhựa sau phân loại có thể tái chế sẽ được chuyển sang dây chuyền tái chế tạo khoảng 5.000 tấn hạt nhựa tái chế mỗi năm.  Phần rác vô cơ tách ra từ quá trình phân loại và quá trình sản xuất phân compost sẽ được vận chuyển và chôn lấp tại bãi rác Phước Hiệp. Sản phẩm phân compost cuối cùng sẽ được bán cho người sử dụng làm phân bón cho cây trồng.

Mục đích chính của dự án đề xuất là sản xuất phân compost từ rác sinh hoạt mà nếu không có hoạt động dự án thì lượng rác này sẽ bị phân hủy kị khí trong bãi chôn lấp. Từ đó, dự án góp phần tạo giảm phát thải khí nhà kính. Lượng giảm phát thải dự án dự kiến đạt 1.814.928tCO2tđ cho 10 năm của giai đoạn tín dụng cố định.

Dự án cũng góp phần đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững gồm SDG 2 – Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, phát triển nông nghiệp bền vững; SDG 8 – Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người; SDG11 – Xây dựng các đô thị và các khu dân cư rộng mở, an toàn, vững chắc và bền vững; SDG 13  – Có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó.

Dự án được đăng ký dưới Cơ chế phát triển sạch (CDM) và Tiêu chuẩn vàng (GS) và đã thực hiện 4 lần thẩm tra với 897.408 tCO2tđ được ban hành.

 2,914 views,  2 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *