Gặp gỡ với VTV để hỗ trợ thực hiện chương trình Nhiễu loạn thông tin liên quan đến tín chỉ các-bon

13-05-2024

 1,485 views

 1,485 views

Vào ngày 13 tháng 5 năm 2024, bà Đặng Hồng Hạnh – Đồng sáng lập/Giám đốc điều hành của VNEEC đã có cuộc gặp online với các cán bộ của VTV, bao gồm bà Diệp Anh, ông Anh Quang và ông Hữu Trí. Trong buổi gặp, bà đã chia sẻ các thông tin khái quát về thị trường các-bon và tín chỉ các-bon. Một số câu hỏi đã được các cán bộ VTV đặt ra để hiểu thêm về chủ đề này: 

Câu hỏi 1:

Ông Anh Quang: 10% đã được quyết định trong Nghị định chưa?

Bà Hồng Hạnh trả lời: Đây là con số đã được quyết định, dùng để kiểm soát sàn giao dịch. Ban đầu EU không hạn chế lượng tín chỉ bù trừ, nhưng sau 2010, EU nhận thấy việc này không thúc đẩy động lực giảm phát thải.

Câu hỏi 2:

Ông Anh Quang: Trong văn bản của chúng tôi ghi là tín chỉ các-bon bù trừ, liệu có phân biệt tín chỉ các-bon bù trừ không? Và điều này có được quy định trong văn bản pháp luật không? Giá tín chỉ bù trừ có cao không?

Bà Hồng Hạnh trả lời: Chỉ có một số loại tín chỉ cụ thể được phép đưa vào thành tín chỉ các-bon bù trừ. Mục 15 Điều 20 của Dự thảo Nghị định 06 quy định các loại tín chỉ bù trừ. Giá của tín chỉ bù trừ thường tương đương với giá hạn ngạch, ví dụ như ở Hàn Quốc. 

Câu hỏi 3:

Ông Hữu Trí: Trong sàn giao dịch về hạn ngạch, người ta sẽ giao dịch như thế nào? Có giống với cách tính đơn vị như sàn tự nguyện không?

Bà Hồng Hạnh trả lời: Hạn ngạch cũng tính theo đơn vị tấn CO2 tương đương. 

Câu hỏi 4:

Bà Diệp Anh: Tại sao tín chỉ các-bon lại có thể giảm giá trị theo thời gian?

Bà Hồng Hạnh trả lời: Do sự thay đổi về công nghệ, tín chỉ mới áp dụng công nghệ mới hơn. 

Câu hỏi 5:

Ông Anh Quang: Những tín chỉ các-bon đang ở Việt Nam thuộc lĩnh vực chủ yếu nào? Đây có thể là những lĩnh vực cần tập trung để phát triển trong tương lai.

Bà Hồng Hạnh trả lời: Hiện nay ở Việt Nam đã có 274 dự án phát triển sạch (CDM), chủ yếu là dự án thủy điện. 

Câu hỏi 6:

Ông Anh Quang: Vậy những dự án theo cơ chế phát triển sạch còn bán được không?

Bà Hồng Hạnh trả lời: Việc tìm được người mua tín chỉ dự án này rất khó vì những dự án thủy điện có đồng lợi ích thấp. 

Câu hỏi 7:

Ông Anh Quang: Cơ chế hiện tại ngày càng khó mà những dự án của mình toàn về năng lượng. Những tín chỉ các-bon hiện tại của chúng ta là đang giao dịch tín chỉ cũ hay là những tín chỉ mới được làm gần đây?

Bà Hồng Hạnh trả lời: Những tín chỉ đang giao dịch đã được ban hành tầm 2-3 năm gần đây. Tín chỉ rừng của chúng ta đang chờ được thông qua. 

Câu hỏi 8:

Ông Anh Quang: Có phải giá tín chỉ được quyết định bằng chất lượng tín chỉ không?

Bà Hồng Hạnh trả lời: Chất lượng là một yếu tố quyết định. Quan trọng là do cung cầu trên thị trường.

Câu hỏi 9:

Bà Diệp Anh: Mình có nên bán tín chỉ các-bon hay không?

Bà Hồng Hạnh trả lời: Bên mình chưa có đánh giá tiềm năng tín chỉ, nên cần có nghiên cứu đầy đủ hơn. Những dự án mà mình bán được giá cao và có thể bán để lấy vốn đầu tư công nghệ giảm phát thải trong nước thì vẫn nên bán. Tín chỉ các-bon không có Điều chỉnh tương ứng thì có thể bán thoải mái. Còn tín chỉ các-bon với Điều chỉnh tương ứng thì phải đợi Nhà nước quy định cụ thể. 

Kết thúc buổi gặp mặt, các cán bộ VTV mong muốn VNEEC có thể tổ chức thêm các khóa đào tạo về thị trường và tín chỉ các-bon. Đây là một chủ đề đang được quan tâm và thảo luận rất nhiều trong thời gian gần đây.

 1,486 views,  4 

Tags:

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *