Ngày 2/12/2022 bà Đặng Hồng Hạnh, Đồng sáng lập – Giám đốc điều hành của công ty cổ phần tư vấn năng lượng và môi trường (VNEEC) được mời thỉnh giảng về các dự án tín chỉ Các-bon và vai trò của tín chỉ các-bon trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại “Khóa học chương trình học bổng Australia về vận hành thị trường các-bon và các cơ chế hợp tác theo Thỏa thuận Paris” do trường Đại học Tổng hợp Curtin phối hợp với Bộ Tài Nguyên Môi Trường (BTNMT) và Chương trình Aus4Skills tổ chức. Đây là khoá học nhằm hỗ trợ các cán bộ của BTNMT và các bộ, ngành liên quan trong phát triển thị trường các-bon hướng tới việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng và thực hiện mục tiêu thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 (Net-zero) đến năm 2050 của Việt Nam.
Một số hình ảnh của buổi thỉnh giảng
Bà Đặng Hồng Hạnh, đã đưa ra thông tin tổng quát về các nguyên tắc và hoạt động nhằm tạo ra tín chỉ các-bon dưới các tiêu chuẩn các-bon bắt buộc (CDM, JI..) và các tiêu chuẩn các-bon tự nguyện (VCS, GS, GCC…) cũng như hiện trạng và xu hướng của thị trường tín chỉ các-bon thế giới và hiện trạng tại Việt Nam. Những vấn đề trong việc chuyển dịch các dự án CDM tại Việt Nam trong khuôn khổ thỏa thuận Paris và ảnh hưởng của việc chuyển dịch này tới việc thực hiện Cam kết do quốc gia tự quyết định (Nationally Determined Contribution – NDC) đã được nhấn mạnh nhằm giúp các nhà lập chính sách cân nhắc và đưa ra chính sách liên quan đến các dự án tín chỉ tại Việt Nam trong tương lai. Đồng thời bà Hạnh đã phân tích các kịch bản phát triển tiêu chuẩn tín chỉ các-bon nội địa cùng ưu – nhược điểm qua đó đưa ra một bức tranh tổng quát về vai trò của tín chỉ các-bon, thuận lợi cũng như thách thức của cơ chế này trong việc phát triển thị trường các-bon nội địa nhằm thực hiện mục tiêu thực hiện cam kết Net-zero của Việt Nam.
4,451 views, 2
Tags:
Bài viết liên quan