Công ty Cổ phần Đầu tư Điện lực 3 (Chủ đầu tư nhà máy thủy điện Đăk Pône) phối hợp với Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng và Môi trường (Đơn vị tư vấn CDM) thực hiện gia hạn giai đoạn tín dụng thứ ba cho dự án thủy điện Đăk Pône theo cơ chế GS4GG.
Giai đoạn tín dụng thứ ba của dự án dự kiến bắt đầu từ ngày 01/06/2024 và kết thúc vào 31/05/2029.
Thông tin chi tiết dự án được đề cập trong phần dưới đây.
Mọi ý kiến đóng góp cho dự án xin vui lòng gửi về địa chỉ:
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Đầu tư Điện lực 3
Địa chỉ: Tòa nhà 78A Duy Tân, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: +84 236 221 2545
Email: pc3i@pc3invest.vn
Công ty tư vấn CDM – GS: Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng và Môi trường
Địa chỉ: Tầng 8, Tháp Hoa Kim Cương, số 48, đường Lê Văn Lương, Hà Nội
Điện Thoại: +84 24 6666 9753
Email: registration@eec.vn
Mô tả về “Dự án thủy điện Dak Pone”
Dự án Thuỷ điện Dak Pone do Công ty Cổ phần Đầu tư Điện lực 3 làm chủ đầu tư, bao gồm việc xây dựng và vận hành hai nhà máy thuỷ điện Đak Pone (14 MW) và Đak Pone Mở rộng (1.6 MW) trên sông Đak Pone và Đak Ne thuộc xã Măng Cành và xã Đak Long, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Hoạt động dự án sẽ tạo ra lượng điện từ năng lượng tái tạo, thay thế cho lượng điện sản xuất bởi các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Đóng góp cho sự phát triển bền vững:
Môi trường bền vững
- Dự án khuyến khích sử dụng nguồn thủy năng để sản xuất điện, nếu không sẽ phải sản xuất điện năng từ các nguồn năng lượng khác (chủ yếu là nhiên liệu hóa thạch), đóng góp vào việc giảm phát thải (phát thải do chất gây ô nhiễm/đơn vị năng lượng được tạo ra) bao gồm cả phát thải khí nhà kính (KNK).
- Là một nguồn năng lượng tái tạo, thủy năng được sử dụng để sản xuất điện năng góp phần bảo tồn tài nguyên và giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu hóa thạch cũng như nhu cầu nhập khẩu nhiên liệu cho mục đích phát điện.
Kinh tế bền vững
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã xảy ra hiện tượng thiếu hụt điện năng trầm trọng do hệ quả từ tăng nhanh nhu cầu về điện năng trong khi nguồn cung lại không đủ, do đó gây tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng kinh tế cũng như sinh hoạt của người dân. Dự án đề xuất này sẽ đóng góp trực tiếp vào cân bằng sự chênh lệch giữa cung và cầu về điện. Với việc xuất trực tiếp điện năng lên lưới điện quốc gia, dự án này sẽ giúp làm giảm tổn thất điện trên lưới điện quốc gia và giảm bớt rủi ro sụt áp trên lưới khi quá tải.
Ngoài ra, dự án đề xuất sẽ:
- Tăng cơ hội việc làm cho địa phương nơi Dự án được triển khai, do đó sẽ tăng nhu nhập cho người dân địa phương.
- Sẽ tạo thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa thông qua việc cung cấp điện ổn định và thúc đẩy môi trường đầu tư của địa phương, nhờ đó cải thiện được kinh tế của địa phương.
- Đa dạng hóa các nguồn sản xuất điện quan trọng để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của phụ tải và chuyển sang không dùng dầu diesel và than đá để phát điện.
- Góp phần xóa đói giảm nghèo thông qua việc tạo ra thu nhập và việc làm: Dự án thủy điện Đăk Pône sẽ tuyển dụng người dân trong suốt quá trình hoạt động dự án.
- Dự án sẽ đóng góp vào ngân sách của địa phương thông qua thuế.
Xã hội bền vững
- Dự án đề xuất sẽ giúp phát triển khu vực.
- Trong suốt thời gian thi công, Dự án dự kiến sẽ tạo ra cơ hội việc làm đáng kể cho nhân dân địa phương.
- Ngoài ra, còn rất nhiều loại hình công việc khác giúp tạo việc làm ổn định và lâu dài cho người dân.
Công nghệ bền vững
- Trong dự án đề xuất, các loại tua-bin và máy phát điện hiện đại, công suất cao sẽ được sử dụng, do đó đẩy nhanh việc triển khai công nghệ năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
- Dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ tiên tiến từ các nước khác thông qua các khóa đào tạo và tập huấn.
Do vậy Dự án đề xuất này sẽ có đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững và phù hợp với các chính sách về năng lượng của chính phủ Việt Nam. Do đó nó thoả mãn các tiêu chí phát triển bền vững cho các dự án CDM được đề ra bởi Cơ quan Thẩm quyền Quốc gia Việt Nam (DNA Việt Nam).
4,537 views, 4
Tags:
Bài viết liên quan