Trong thời gian gần đây, thị trường các-bon tự nguyện đã gặp nhiều chỉ trích, đến từ số lượng tín chỉ các-bon được ban hành theo loại hình dự án REDD+ và đã tạo ra nhiều luồng ý kiến xung quanh vấn đề này. Để có cái nhìn tổng quan về sự kiện này, VNEEC xin được trích lại bài viết của tác giả Eszter Bencsik được đăng tải trên tranng cCarbon ngày 14 tháng 02 năm 2023 (https://www.ccarbon.info/uncertainty-in-the-vcm-i-recent-public-reaporting/)
Trong loạt bài viết sau, chúng tôi sẽ đánh giá các tác động đối với thị VCM mà các báo cáo công khai gần đây của các hãng tin như The Guardian và Follow the Money đăng tải. Chúng tôi sẽ tóm tắt các tuyên bố của các nguồn tin tức này, xem xét các nguyên nhân chính của cuộc tranh luận, phản hồi của các tiêu chuẩn các-bon tự nguyện trước sự chú ý ngày càng tăng của công chúng. Phần đầu tiên của loạt bài này đóng vai trò là phần giới thiệu về nguyên nhân, bối cảnh của các cuộc tranh luận xung quanh chủ đề này.
Một số điểm quan trọng:
- Thị trường các-bon tự nguyện đã gặp nhiều biến động trong thời gian gần đây bởi các báo cáo của The Guardian và Follow the Money;
- Cuộc tranh luận xoay quanh các vấn đề kỹ thuật liên quan đến việc tính toán lượng tín chỉ các-bon của các dư án tín chỉ các-bon trên thị trường tự nguyện;
- Bất kể tính chính xác của các báo cáo của The Guardian và Follow the Money như thế nào, sự chú ý, giám sát của dư luận chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến VCM trong thời gian tới.
VCM đã có một khởi đầu đầy biến động vào năm 2023. Vào ngày 18 tháng 1, một bài báo điều tra đã được đăng tải trên các hãng tin The Guardian, Die Zeit. Theo đó, các bài báo này tuyên bố có tới 94% lượng tín chỉ các-bon đến từ các hoạt động “Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng” (REDD+) được ban hành theo tiêu chuẩn các-bon được thẩm định (VCS) của Verra không đem lại bất cứ lợi ích nào về khí hậu. Sau đó, vào những ngày cuối tháng 1, một bài báo khác của Follow the Money đã báo cáo về sự không chắc chắn trong tính toán xung quanh một trong các dự án REDD+ lớn nhất được phát triển bởi một trong những nhà phát triển các dự án tín chỉ các-bon lớn nhất thế giới, South Pole. Cả hai bài báo đều khẳng định các dự án REDD+ sau khi được xem xét đã phóng đại lượng tín chỉ các-bon được ban hành nhiều hơn lượng giảm phát thải thực tế, bởi tốc độ mất rừng mà các thông qua các dự án này sẽ bị ngăn chặn/suy giảm là cao hơn tốc độ mất rừng thực tế (một rủi ro phổ biến của các dự án REDD+ được gọi là ‘lạm phát đường cơ sở’).
Các báo cáo này đã khởi xướng một cuộc tranh cãi dữ dội giữa các bên liên quan đến VCM và truyền thông đại chúng. Một số chỉ trích lợi ích của loại hình tín chỉ REDD+ và đang kêu gọi bãi bỏ hoàn toàn loại hình tín chỉ này. Nhiều ý kiến khác lại cho rằng những phát hiện của các báo cáo trên dựa trên các phương pháp đánh giá còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, bất kể độ tin cậy của các báo cáo trên đến mức nào, các cuộc tranh luận mà các bài báo này gợi lên sẽ có ảnh hưởng và tác động lâu dài đến VCM trong thời gian tới. Câu hỏi đặt ra là các cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này sẽ diễn ra như thế nào, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến các cuộc tranh luận trên là gì. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ tóm tắt ngắn gọn những điểm chính cần xem xét và phát biểu của một số người đóng vai trò quan trọng nhất trong VCM khi phản hồi các bài báo và đánh giá xem bài phát biểu có khả năng ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của VCM nói chung và các dự án REDD+ nói riêng.
Những cân nhắc và tuyên bố báo chí chính
Để bắt đầu, REDD+ là một hoạt động trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCC) tạo ra để hướng dẫn các hoạt động giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng trong ngành lâm nghiệp. Ý tưởng đằng sau hoạt động này là bảo vệ diện tích rừng khỏi nạn phá rừng và đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên để bảo vệ các diện tích rừng này đòi hỏi kinh phí đáng kể để trang trải chi phí cơ hội từ các hoạt động khác như nông nghiệp hay chăn nuôi… Các chi phí này có thể được trang trải từ thị trường các-bon, thông qua thị trường này các công ty lớn như Shell hoặc Microsoft có thể bù đắp một số lượng khí thải mà họ không thể cắt giảm qua việc mua tín chỉ các-bon được tạo ra từ các hoạt động dự án.
Thỏa thuận Paris (Lời mở đầu và Điều 5) công nhận vai trò quan trọng của việc bảo tồn rừng trong việc đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến năm 2020, thế giới đã mất 100 triệu ha che phủ rừng, thải ra 170 tỷ tấn phát thải khí nhà kính. VCM hiện có 84 dự án REDD+ đã đăng ký được hỗ trợ bởi khoảng 2 tỷ USD vốn từ khu vực tư nhân. Các nghiên cứu khác cho thấy khu vực tư nhân cung cấp 20% kinh phí toàn cầu để hỗ trợ ngăn chặn nạn phá rừng.
Nói theo cách khác, có vẻ như chừng nào các chính phủ hoặc cơ quan siêu quốc gia không sẵn sàng bảo vệ rừng bằng chi phí của họ (điều này chắc chắn là chưa xảy ra), thì việc hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ rừng thông qua VCM là rất quan trọng để bảo tồn diện tích rừng. Do đó, bất kể phản ứng dữ dội của dư luận gần đây, các dự án REDD+ ít nhất sẽ không biến mất cho đến năm 2030, khi đó khoảng 140 quốc gia đã đồng ý chấm dứt nạn phá rừng (một thỏa thuận được đưa ra tại COP26). Bảo vệ rừng bằng mọi cách có thể là đặc biệt cấp bách khi những lo ngại ngày càng tăng về nguồn cung lương thực sau chiến tranh Ukraine và suy thoái kinh tế toàn cầu sắp xảy ra đang khiến cho sự cạnh tranh về đất đai trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, để bảo vệ diện tích rừng, những người thực hiện và thẩm tra dự án REDD+ phải đảm bảo rằng họ không ban hành lượng tín chỉ các-bon quá mức cho một dự án cụ thể. Nói cách khác, việc tính toán diện tích rừng đang được bảo vệ so với một kịch bản thông thường (kịch bản mà hoạt động phá rừng sẽ diễn ra khi không có hoạt động dự án) phải chính xác. Các cuộc tranh luận đang diễn ra xoay quanh khía cạnh gây nhiều tranh cãi này: những người đánh giá bên ngoài như các nhà báo điều tra và các học giả cho rằng kịch bản thông thường đang bị đánh giá sai trong một số lượng lớn các dự án REDD+ hiện có.
Tổng hợp: Trịnh Nam Phong
21,965 views, 2
Tags:
Bài viết liên quan