Ảnh: Đại diện của ETP cùng các bên tư vấn tham gia thực hiện hai Hỗ trợ kỹ thuật
Chiều ngày 22/3 tại Hà Nội, Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên Hợp Quốc (UNOPS), Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP), phối hợp và hỗ trợ Cục Biến đổi Khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức hội thảo tổng kết các Hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) thuộc Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á.
Hội thảo được tổ chức để tổng kết các kết quả thực hiện và các phát hiện chính của hai HTKH:
- “Đánh giá tác động của Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU) và đề xuất chính sách thuế các-bon cho Việt Nam” do GreenCIC là trưởng nhóm tư vấn, phối hợp với NHQuang & Cộng sự, Perspectives Climate Group, và AEMDA.
- “Chương trình làm mát xanh quốc gia: Nghiên cứu và khảo sát chuyên sâu để xây dựng Chương trình làm mát xanh quốc gia” do VNEEC là trưởng nhóm tư vấn, phối hợp với Perspectives Climate Group, và EPRO.
Mục tiêu của Hội thảo là để trình bày các kết quả thực hiện và những phát hiện chính của các HTKT này. Hội thảo cũng nhằm mục đích thảo luận và đón nhận những ý kiến và hiểu biết sâu sắc của các đại biểu tham dự Hội thảo về các khuyến nghị và đề xuất đối với Việt Nam để xây dưng Chương trình làm mát xanh quốc gia nhằm nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang công nghệ hiệu suất năng lượng cao và các-bon thấp, đồng thời tăng cường tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực làm mát cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực và tối đa hóa các lợi ích của CBAM đối với chuyển dịch năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu và phát triển các-bon thấp ở Việt Nam.
Thông qua bài phát biểu khai mạc trực tuyến, ông John Cotton, Quản lý cấp cao của ETP đã nhấn mạnh ý nghĩa của hai HTKT với nỗ lực cống hiến trong việc giải quyết một thách thức quan trọng của thời đại chúng ta mà còn thể hiện cam kết chung trong việc tạo ra một hướng đi bền vững trong bối cảnh không ngừng thay đổi và môi trường toàn cầu đầy thách thức. Ông John cũng chia sẻ sau thành công của hai HTKT này tại Việt Nam, ETP đang phát triển các sáng kiến tương tự ở Indonesia và Philippines.
Tại Hội thảo, đại diện các nhóm tư vấn đã chia sẻ các phát hiện chính và đề xuất trong quá trình nghiên cứu thực hiện các HTKT. Báo cáo Đánh giá Tác động của CBAM là nghiên cứu đầu tiên ở Châu Á về CBAM Châu Âu, đề xuất các chiến lược thiết thực cho chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam thích ứng với cơ chế, khai thác hiệu quả lợi ích kinh tế – xã hội, đồng thời duy trì khả năng cạnh tranh của đất nước.
Báo cáo đề xuất chính sách thuế các-bon cung cấp đánh giá có hệ thống về bối cảnh trong nước và kinh nghiệm quốc tế cùng đề xuất các giải pháp khác nhau cho chính phủ Việt Nam nhằm khử các-bon cho nền kinh tế thông qua khuyến khích đầu tư vào hiệu quả năng lượng và công nghệ các-bon thấp ở sản xuất công nghiệp.
Nghiên cứu chuyên sâu về làm mát xanh và nghiên cứu bước đầu về tài chính xanh đang đóng góp tích cực cho Chính phủ Việt Nam nhờ cơ sở dữ liệu toàn diện mới và toàn diện về lĩnh vực làm mát và các phân ngành và các buổi tham vấn và hội thảo với các nhà hoạch định chính sách, các đối tác phát triển, học viện, khu vực công và tư nhân. Nghiên cứu này cùng với nghiên cứu sắp tới của UNESCAP sẽ giúp Chính phủ Việt Nam xây dựng Chương trình làm mát xanh toàn diện, thiết thực và hiệu quả trong năm nay.
Chia sẻ tại Hội thảo, Bà Nguyễn Đặng Thu Cúc, Phó Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và Bảo vệ tầng ô-dôn (Cục Biến đổi khí hậu) nhận xét rằng các kết quả của hoạt động nghiên cứu sẽ cung cấp dữ liệu cần thiết để Cục Biến đổi khí hậu triển khai các hoạt động trong thời gian tới, hướng vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Trong phát biểu bế mạc, ông Đỗ Mạnh Toàn, Điều phối viên quốc gia tại Việt Nam của ETP một lần nữa trân thành cảm ơn sự hỗ trợ và hợp tác từ phía Cục Biến đổi khí hậu và bày tỏ lời tri ân đến các các đại diện từ các bộ ngành và các tổ chức đã đến tham dự Hội thảo ngày hôm nay.
551 views, 6
Tags:
Bài viết liên quan