Quy định mới về “Tổ chức và phát triển thị trường các-bon” trong Luật Bảo vệ môi trường 2020

25-06-2021

 3,771 views

 3,771 views

Tiếp thu ý kiến các vị Đại biểu Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu rà soát, tiếp thu quy định cụ thể về tổ chức và phát triển thị trường các-bon được quy định trong Điều 139 trong Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Điều 139. Tổ chức và phát triển thị trường các-bon

1. Thị trường các-bon trong nước gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon thu được từ cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc danh mục quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật này được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính và có quyền trao đổi, mua bán trên thị trường các-bon trong nước.

3. Căn cứ xác định hạn ngạch phát thải khí nhà kính bao gồm:

a) Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và chiến lược, quy hoạch phát triển khác có liên quan;

b) Kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực và cơ sở thuộc danh mục quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật này;

c) Lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế.

4. Cơ sở phát thải khí nhà kính chỉ được phát thải khí nhà kính trong hạn ngạch đã được phân bổ; trường hợp có nhu cầu phát thải vượt hạn ngạch được phân bổ thì mua hạn ngạch của đối tượng khác thông qua thị trường các-bon trong nước.

5. Cơ sở phát thải khí nhà kính thực hiện giảm phát thải khí nhà kính hoặc không sử dụng hết hạn ngạch phát thải được phân bổ thì được bán lại cho đối tượng khác có nhu cầu thông qua thị trường các-bon trong nước.

6. Cơ sở phát thải khí nhà kính tham gia các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được phép trao đổi tín chỉ các-bon trên thị trường các-bon trong nước.

7. Cơ sở phát thải khí nhà kính tham gia thị trường các-bon trong nước thực hiện trao đổi, đấu giá, vay mượn, nộp trả, chuyển giao hạn ngạch, tín chỉ các-bon; thực hiện các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước, quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính theo giai đoạn và hằng năm.

9. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan thành lập thị trường các-bon trong nước.

10. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều này; tổ chức vận hành thị trường các-bon trong nước và tham gia thị trường các-bon thế giới.

11. Chính phủ quy định chi tiết Điều này, chi phí phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, lộ trình, thời điểm triển khai thị trường các-bon trong nước phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nguồn: Luật Bảo vệ môi trường, 2020.

Sáng kiến Sẵn sàng thị trường carbon (Partnership for Market readiness – PMR) do Ngân hàng Thế giới tổ chức thực hiện đã tạo ra Diễn đàn tập hợp các ý tưởng tưởng, đề xuất kỹ thuật và nguồn lực tài chính hỗ trợ các quốc gia, khu vực nâng cao năng lực triển khai các hành động giảm phát thải khí nhà kính. Sáng kiến PMR được triển khai trong khuôn khổ Chương trình PMR toàn cầu do Ngân hàng Thế giới tài trợ, hỗ trợ các quốc gia thực hiện các nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các chính sách thúc đẩy các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính bằng công cụ định giá carbon (carbon pricing instruments).Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã có những quy định về việc xây dựng và phát triển thị trường các-bon, tuy nhiên những cơ chế cụ thể còn chưa được ban hành, khuôn khổ luật pháp cao nhất cho giao dịch và Luật Bảo vệ môi trường cũng cần phải chi tiết thêm nữa bằng Nghị định, Thông tư và các hướng dẫn. Các công cụ thị tường thì thế giới đã có sẵn, Việt nam có thể dựa vào để xây dựng thành công phù hợp với thị trường Việt Nam.

Với vai trò là tư vấn, VNEEC đã tham gia hợp phần về thiết lập cơ sở dữ liệu về phát thải kính nhà kính, công cụ thị trường các-bon và lộ trình tham gia thị trường các-bon trong lĩnh vực chất rắn của dự án PMR.

 

 3,772 views,  6 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *